Điện Biên Phủ, ngày 2/4/1954, quân ta chiếm được cứ điểm 311 (đồn Căng Na)

spot_img

Đảng ủy đại đoàn nhận định: Cứ điểm 311 là một vị trí quan trọng ở phía Tây. Cứ điểm 106 đã bị tiêu diệt thì cứ điểm 311 nhất định hoang mang dao động, quân địch sẽ sợ hãi cuộc tấn công đang tiến gần. Vì vậy, quân ta cần đẩy mạnh công tác địch vận. Chấp hành chỉ thị sáng suốt của đại đoàn, các đơn vị bao quanh cứ điểm 311 lập tức dùng loa kêu gọi, đồng thời dùng đạn súng cối tháo đầu đạn nổ, nhồi truyền đơn rồi bắn vào đồn địch.

Điện Biên Phủ, ngày 2-4-1954, quân ta chiếm được cứ điểm 311 (đồn Căng Na)

Tù binh Pháp bị quân ta bắt trong đợt tiến công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN

Ngay chiều ngày 2/4/1954, toàn bộ hai đại đội lính Thái gồm 120 tên thuộc hai đại đội của Tiểu đoàn Thái số 3 đóng ở cứ điểm 311 mở toang cổng đồn chạy ra hàng quân ta. Bọn Pháp trong Mường Thanh phát hiện thấy hiện tượng này, quay nòng đại bác bắn chặn ầm ầm trên con đường mòn chạy vào rừng. Nhưng cũng giống như ở Bản Kéo, những người lính Thái đã tỉnh ngộ ấy vẫn cứ hướng thẳng vào dãy núi phía Tây mà chạy tới. Quân ta đã đón họ ở ngay cửa rừng. Tối đến, một cuộc mít tinh được tổ chức rất giản dị mà cảm động ở trong khe núi. Những người lính Thái  thay nhau lên phát biểu: “Chúng tôi đã được Cụ Hồ cho bộ đội về cứu sống…, chúng tôi đã biết tất cả tội lỗi của mình, nay được bộ đội kéo khỏi chỗ u mê, chúng tôi xin quay trở về với đất nước, với bản mường…”. Có người khóc vì cảm động và hối hận. Có người cởi áo lính địch vứt xuống đất ở ngay giữa buổi mít tinh.

Điện Biên Phủ, ngày 2-4-1954, quân ta chiếm được cứ điểm 311 (đồn Căng Na)

Di tích cứ điểm 311 (đồn Căng Na). Ảnh Phạm Hạnh

Cùng ngày, 2 đội dũng sĩ của ta thâm nhập sâu vào sân bay bắt 10 tù binh. 11 giờ, quân địch từ Mường Thanh ra phản kích định chiếm lại mỏm thìa lìa trên đồi A1, nhưng bị quân ta đánh lui. Nửa đêm ta lại tổ chức một đợt tiến công mới nhưng vẫn không có kết quả.

– Tại đồng bằng Bắc Bộ: Ta tiêu diệt hai đại đội của Tiểu đoàn Không quân 709 ở vị trí Đông Tạ (Kiến An).

Theo QĐND điện tử

1, Chiến dịch Điện Biên Phủ-Sự kiện và con số/Nguyễn Văn Thiết-Lê Xuân Thành, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014.

2, Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử/Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thể hiện, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2018.

3, Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên (bqldt-svhttdl.dienbien.gov.vn).

Biển Đảo Việt Nam
Biển Đảo Việt Nam
Chủ quyền biển đảo Việt Nam là thiêng liêng gắn liền với dân tộc Việt Nam. Những Người Con Việt Nam sẽ hết mình bảo vệ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan