Cao Bằng: Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị

spot_img

(Tiếp theo và hết)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ chung

– Thủ trưởng các sở ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp Nhà nước, UBND các huyện, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, căn cứ kế hoạch này chủ động xây dựng kế hoạch của cơ quan, đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả; chậm nhất ngày 16/02/2024 gửi kế hoạch PCTN, TC năm 2024 của cơ quan, đơn vị mình về Thanh tra tỉnh để theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Yêu cầu trong nội dung kế hoạch tổ chức thực hiện công tác PCTN, TC năm 2024, các cơ quan, đơn vị xây dựng tổ chức thực hiện nghiêm túc và có báo cáo kết quả thực hiện các nội dung sau để làm tài liệu kiểm chứng phục vụ công tác chấm điểm đánh giá công tác PCTN hằng năm: (1) Nội dung xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN, TC; (2) Nội dung kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTNTC; (3) Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, TC; (4) Nội dung kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, TC; (5) Nội dung chuyển đổi vị trí công tác đối với CBCCVC thuộc thẩm quyền quản lý; (6) Nội dung kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương mình và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; (7) Nội dung kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy chế chi tiêu nội bộ tại cơ quan mình và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; (8) Nội dung rà soát xung đột lợi ích trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; (9) Nội dung thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; (10) Nội dung kê khai, công khai tài sản, thu nhập.

– Các cơ quan, đơn vị phải triển khai thực hiện kế hoạch PCTN, TC năm 2024 của cơ quan, đơn vị mình đảm bảo mục tiêu, yêu cầu, đầy đủ các nội dung của Kế hoạch này; chủ động thực hiện kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp PCTN, TC của các đơn vị thuộc và trực thuộc. Rà soát các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, quy trình nghiệp vụ công tác trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật theo quy định; ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công khai, minh bạch theo lĩnh vực ngành được phân công phụ trách hoàn thành trước ngày 28/02/2024 để tổ chức thực hiện.

– Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ban hành chương trình kế hoạch, văn bản chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn về công tác PCTN phải gửi Thanh tra tỉnh để theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ (hằng quý, 6 tháng, 9 tháng, năm) và báo cáo đột xuất về kết quả thực hiện công tác PCTN, TC với UBND tỉnh (báo cáo qua Thanh tra tỉnh). Đối với các sở, ban, ngành ngoài việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ PCTN, TC của cơ quan, đơn vị phải tổng hợp báo cáo các nội dung PCTN, TC thuộc thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Văn phòng UBND tỉnh

– Thực hiện công khai kế hoạch công tác PCTN, TC năm 2024; các báo cáo về công tác PCTN trên Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh theo quy định; công khai, minh bạch các nội dung theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Luật PCTN.

– Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), cải cách TTHC và triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh.

– Chỉ đạo Ban Tiếp công dân tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, lập sổ theo dõi các vụ việc công dân tố cáo, kiến nghị, phản ánh về tham nhũng; theo dõi các vụ việc có kiến nghị, đề nghị bảo vệ người tố cáo tham nhũng; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo giải quyết, xử lý tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân về tham nhũng; kiến nghị, đề nghị bảo vệ người tố cáo tham nhũng theo quy định.

2.2. Thanh tra tỉnh

– Theo dõi, đôn đốc, chủ động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch này và các quy định về công tác PCTN, TC của các cơ quan, đơn vị; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ theo quy định; phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị thực hiện không nghiêm quy định về PCTN, TC, kế hoạch này, chế độ thông tin báo cáo về PCTN, TC và các văn bản chỉ đạo của Trung ương của tỉnh về công tác PCTN, TC; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, TC kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp;

– Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thành lập đoàn, tổ kiểm tra thủ trưởng các cơ quan, đơn vị việc tổ chức thực hiện kế hoạch này, các quy định của pháp luật về PCTN, TC và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Kịp thời xử lý hoặc kiến nghị biện pháp xử lý đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân tổ chức thực hiện không nghiêm túc công tác PCTN, TC;

– Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, TC; xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra hành chính giữa các cơ quan thanh tra; tiến hành thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định số 131-QĐ/TW, ngày 27/01/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTN, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán;

– Chủ động triển khai việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo thẩm quyền; tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kê khai tài sản, thu nhập, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập và xác minh tài sản, thu nhập tại cơ quan, đơn vị; kiến nghị xử lý nghiêm trường hợp cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện không đúng quy định về kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập;

– Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện công khai, minh bạch lĩnh vực quản lý Nhà nước của Thanh tra tỉnh: Thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN, TC;

– Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc đánh giá công tác PCTN năm 2022 tỉnh Cao Bằng; tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện việc đánh giá công tác PCTN năm 2023 theo kế hoạch của Thanh tra Chính phủ;

– Phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc hành vi tham nhũng, tiêu cực phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.

2.3. Sở Tư pháp

– Tiếp tục phối hợp Thanh tra tỉnh, Đài Phát thanh – Truyền hình và các đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến công tác PCTN, TC; trong đó tập trung vào các văn bản về công tác PCTN, TC mới có hiệu lực pháp luật (nếu có); lồng ghép việc bồi dưỡng pháp luật về PCTN, TC trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hàng năm cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật trên địa bàn tỉnh.

– Thường xuyên phối hợp với Thanh tra tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh rà soát, xây dựng và hoàn thiện chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, TC; đẩy mạnh kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, TC; tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về PCTN, TC để kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định về PCTN, TC đảm bảo đúng quy định.

– Phối hợp với Thanh tra tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN, TC năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, tổ chức, thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện quy định về công khai, minh bạch lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Luật PCTN; việc xây dựng chương trình kế hoạch xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN, TC; việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, TC; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, TC; việc kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, TC.

– Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc tổng hợp báo cáo, thu thập văn bản, tài liệu, số liệu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung phục vụ cho việc đánh giá công tác PCTN: Kế hoạch xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN, TC; kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, TC; kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, TC; kế hoạch kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, TC.

2.4. Sở Tài chính

– Tiếp tục rà soát, tham mưu HĐND, UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, sử dụng tài sản công theo quy định hiện hành. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện công khai ngân sách theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện quy định về công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính ngân sách, tài sản Nhà nước, mua sắm tài sản công, việc thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn… thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Luật PCTN.

– Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổng hợp báo cáo, thu thập văn bản, tài liệu, số liệu về kết quả thực hiện các nội dung phục vụ cho việc đánh giá công tác PCTN: Công khai minh bạch trong việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; kết quả việc thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tổng hợp, báo cáo định kỳ công tác PCTN, việc thực hiện các quy định về công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính ngân sách, tài sản Nhà nước và việc thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với các cơ quan, đơn vị.

– Phối hợp Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định về thanh toán không dùng tiền mặt theo Kế hoạch số 4412/KH-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán ngân hàng đối với các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 1990/KH-UBND ngày 04/8/2022 của UBND tỉnh về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025.

– Căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến PCTN, TC theo đúng quy định hiện hành.

2.5. Sở Nội vụ

– Tổ chức và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện lồng ghép nội dung pháp luật về PCTN, TC và đạo đức liêm chính vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC); hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp kết quả PCTN, TC của tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập hoặc phê duyệt điều lệ theo quy định tại Điều 53, 54, 55 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.

– Chủ trì tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Luật PCTN; kỷ luật, kỷ cương hành chính; Đề án Văn hóa công vụ; kiểm soát xung đột lợi ích; chuyển đổi vị trí công tác; kiến nghị, xử lý trách nhiệm cơ quan, đơn vị, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng và các nội dung khác thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Luật PCTN; triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định số 114-QĐ/TW, ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và PCTN, tiêu cực trong công tác cán bộ.

– Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC); hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc chấp hành chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác CCHC.

– Phối hợp với Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh xử lý các cơ quan, đơn vị thực hiện không nghiêm túc nhiệm vụ PCTN, TC trên địa bàn tỉnh.

2.6. Sở Thông tin và Truyền thông

– Tiếp tục phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan định hướng, chỉ đạo và hướng dẫn Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh – Truyền hình Cao Bằng và hệ thống thông tin cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đưa tin các nội dung liên quan đến công tác PCTN, TC; Chủ trì tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công khai, minh bạch lĩnh vực thông tin và truyền thông thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Luật PCTN.

– Đề xuất thực hiện các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.

2.7. Sở Khoa học và Công nghệ

– Tiếp tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, đơn vị. Chủ trì tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công khai, minh bạch lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Luật PCTN.

2.8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện công khai minh bạch lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, đấu thầu… thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Luật PCTN. Chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng và Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước; hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động theo quy định tại Điều 53 Nghị định 59/2019/NĐ-CP; việc thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 54 Nghị định 59/2019/NĐ-CP; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý theo quy định tại Điều 55 Nghị định 59/2019/NĐ-CP.

– Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ; việc thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch; kiểm soát xung đột lợi ích; thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

– Chủ trì, phối hợp với Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Sở Tài chính tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, các quy định về PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2.9. Báo Cao Bằng, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch và duy trì thường xuyên việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về PCTN, TC trên phương tiện truyền thông; tăng thời lượng và nội dung thông tin liên quan đến công tác PCTN, TC; nêu gương người tốt, việc tốt, kịp thời phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN, TC.

2.10. Các cơ quan: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trường Chính trị Hoàng Đình Giong, Trung tâm Chính trị các huyện, thành phố và các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh: Thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 9633/VPCP-V.I ngày 08/12/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/2013/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN, TC vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.

2.11. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với cơ quan liên quan tăng cường công tác phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kết luận số 05-KL/TW, ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

2.12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Cao Bằng

– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, TC thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đối với các tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 80, Điều 81 và Điều 82 của Luật PCTN; Mục 1 Chương VII Nghị định số 59/2019/NĐ-CP; Điều 53, Điều 54, Điều 55 Nghị định 59/2019/NĐ-CP; chỉ đạo, triển khai, theo dõi các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCTN, TC.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Cao Bằng bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh để triển khai, hướng dẫn đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Khi có yêu cầu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Cao Bằng thực hiện tổng hợp, báo cáo đầy đủ các nội dung báo cáo công tác PCTN khu vực ngoài Nhà nước, tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán theo đề cương báo cáo và mẫu biểu báo cáo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22/3/2021 của Thanh tra Chính phủ;

– Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

2.13. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ, các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội

– Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện các văn bản về công tác PCTN, TC đến lãnh đạo quản lý, người lao động. Quan tâm việc xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng; xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát trong nội bộ của đơn vị; tổ chức thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực về chế độ lương, thưởng; chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp cho người lao động; phát hiện, xử lý tham nhũng theo quy định tại Điều 80, Điều 81 và Điều 82 của Luật PCTN; Mục 1 Chương VII Nghị định số 59/2019/NĐ-CP. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, quản lý của tổ chức, doanh nghiệp. Thường xuyên phối hợp với cơ quan Nhà nước trong đấu tranh PCTN, TC, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, tham nhũng, quan tâm, kịp thời phản ánh những hành vi tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu của CBCCVC gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp.

2.14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên: Tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các cấp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, TC, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về PCTN, Kế hoạch công tác PCTN, TC năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Biển Đảo Việt Nam
Biển Đảo Việt Nam
Chủ quyền biển đảo Việt Nam là thiêng liêng gắn liền với dân tộc Việt Nam. Những Người Con Việt Nam sẽ hết mình bảo vệ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan